Các loại chuông, khánh và công dụng

27/06/2014 22:17

Người xưa cho rằng cho rằng tiếng vang của chuông có thể thấu đến cõi địa ngục u ám, chúng sanh nào bị đọa nơi địa ngục nhờ nghe tiếng chuông này liền được giải thoát. Lại nữa, tiếng chuông thanh thoát của chùa có thể giúp cho loài quỷ đói được nhẹ bớt lòng tham lam, sân hận mà giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.

đại hồng chung

Đại Hồng chung

Phân loại chuông:

Phạn chung (chuông Phạn): Cũng gọi là “đại chung”, “hồng chung”, “hoa chung” hoặc “cự chung”. Chuông này được đúc bằng đồng xanh pha ít sắt. Thông thường chuông cao khoảng 1,5m, đường kính khoảng 6 tấc. Loại này treo trong lầu chuông, mục đích thỉnh chuông là để chiêu tập đại chúng hoặc báo thời sớm tối. Người Việt thường dùng từ “đại hồng chung” chỉ cho loại chuông thật to, gần như không còn có quy định cụ thể là rộng hẹp bao nhiêu. Chuông này còn gọi là chuông U Minh.
 Bán chung (chuông bán): Vì chiều kích chỉ lớn bằng 1/2 chuông phạn, nên gọi là bán chung, còn được gọi là “hoán chung” hoặc “tiểu chung.” Chuông này thường được đúc bằng đồng, cao khoảng 6 đến 8 tấc, thường để tại 1 góc trong chánh điện và được sử dụng trong các buổi pháp hội, nên còn có tên khác là “hành lễ chung”. Người Việt Nam cũng như các nước khác ngày nay cũng linh động chế tạo nhiều loại chuông dạng “bán chung” này, nhưng cũng không có kích thước cố định.
Bảo Chúng chung (chuông báo chúng): Cũng gọi là chuông Tăng đường, tức là chuông nhỏ, chỉ một người xách lên được. Hình dạng cũng như đại hồng chung, được treo ở trai đường, dùng để báo tin cho Tăng chúng biết vào những lúc: Họp đại chúng, thọ trai, giờ chấp tác, giờ bái sám trong các tự viện.
Gia Trì chung (chuông gia trì): Loại chuông này dùng để đánh lên trong lúc tụng kinh, bái sám. Tiếng chuông được sử dụng trước khi tụng kinh hay báo hiệu sắp hết đoạn kinh đang tụng hoặc câu niệm Phật. Cũng thường được đánh lên khi lạy Phật một mình. Còn khi đông người thì để báo hiệu cùng lạy cho nhịp nhàng. Chuông gia trì có đủ ba loại lớn, vừa và nhỏ. Chuông vừa và nhỏ thì thường thường Phật tử tại gia dùng nhiều hơn và cũng dùng như chư Tăng.
Theo cuốn A Dictionary of Symbols (London, 1962, trang 23) cho rằng âm thanh của chuông là biểu tượng của năng lực sáng tạo. Chuông treo lơ lửng tượng trưng cho sự huyền bí của trời và đất. Hình dáng của chuông xuất phát lấy từ hình tượng vòm trời.
Ấn Độ đã biết sử dụng chuông trên 2000 năm về trước và có lẽ chuông được sử dụng rộng rãi trong cung đình, đặc biệt trong các chùa chiền. Các hình thức nghệ thuật như điêu khắc chùm chuông xuất hiện vào thời kỳ đầu của Phật Giáo có thể được tìm thấy trên các bức phù điêu trên các trụ đá của vua Asoka (A-dục) và các tháp tôn trí xá lợi của đức Phật. Không phải tại Ấn Ðộ mà ngay cả các nước lân cận chịu ảnh hưởng lớn nền văn hóa tư tưởng Ấn Ðộ như Tích Lan, Miến Ðiện cũng sử dụng chuông, và sau này cả trống nữa, để biểu hiện lòng thành của người cầu nguyện, và đặc biệt dùng khi chấm dứt một khóa lễ.
Trong các dịp tưởng niệm đức Phật, các chuông được sử dụng cùng với một số nhạc khí khác như trống, sáo để biểu hiện lòng tôn kính đức Phật. Tác phẩm Saddharmàlankàra, một tác phẩm văn học tôn giáo thời trung đại của người Tích Lan ghi rằng: Chuông được sử dụng đầu tiên ở Tích Lan vào những dịp đặc biệt như triệu tập Tăng chúng. Sau này dần dần nó trở thành một phần của nghi lễ cúng dường âm nhạc (‘sabda-pùjà) cho đức Phật.
Tín đồ Phật Giáo Tây Tạng tin rằng khi họ niệm chú, nhờ sức quay chuông của họ mà các câu thần chú sẽ đi muôn nơi vạn hướng, làm vơi bớt nỗi đau khổ của cuộc đời. Cho nên Phật Giáo Tây Tạng chế nhiều cỡ chuông cầm tay cho tín đồ trì niệm và cả những chuông lăn lớn để tín đồ quay.
khánh đồng

Khánh đồng

Khánh theo tiếng Phạn là Kiền Chùy (trong luật Phật thường gọi là Kiền Chùy Thành), dịch là chuông hay khánh.
Ngày nay trong các tự viện, khánh làm bằng đồng chừng bằng cái đĩa lớn, treo trong một cái giá gỗ, thường dùng để báo hiệu trong phạm vi nhỏ, chẳng hạn như để báo thọ trai hay khi thỉnh một vị Tăng, Ni từ trong liêu ra Pháp đường; hoặc đón rước một vị đại sư hay danh tăng đến tự viện, nghi lễ nầy đi trước là khay lễ gồm nhang, đèn, hoa, quả, kế theo là một vị cầm khánh treo trong giá, vừa đi vừa đánh khánh rồi tiếp theo là vị được đón rước theo sau - có thể có cả lọng – rồi mới tiếp đến những Tăng Ni khác tùy theo phẩm trật xếp thành thứ tự.

Chuông khánh có công dụng gì trong chùa?

Tại mỗi chùa khi cử hành lễ, trước giờ khởi sự và sau khi chấm dứt cuộc lễ đều có thỉnh chuông. Mục đích dùng để thỉnh Phật Tổ và thỉnh chư Tăng cùng nhau hướng về Phật điện để chứng minh cho buổi lễ sắp diễn ra được thanh tịnh trang nghiêm.
Âm vang của Bát Nhã sẽ hòa nhập theo cùng với trí tuệ sáng suốt của chư Phật thành một thể tánh duy nhất. Khi nghe âm thanh Bát Nhã gióng lên ai nấy trong chánh điện đều đứng dậy chấp tay cầu nguyện, đồng thời tâm hồn người nghe cũng cảm thấy như lắng lặng thanh thoát.
Bài viết khác:
Đa dạng sản phẩm
Đầy đủ mẫu mã tại cửa hàng
Giao hàng miễn phí
Giao tận nơi trên toàn quốc
Dịch vụ uy tín
Đổi sản phẩm khác trong  24h