Tranh chữ và ý nghĩa của tranh chữ
Tranh chữ chỉ có một chữ nên ý nghĩa của nó trở nên bao hàm và xúc tích , mỗi chữ đều có một ý nghĩa riêng thể hiện đúng tinh thần của người Việt . Đây là những món quà ý nghĩa dùng làm quà tặng,người thân,quà mừng thọ. tranh trang trí tô điểm cho ngôi nhà của bạn,thích hợp với không gian phòng khách .
Hãy cùng Mỹ Nghệ Đông Đô 614 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội đi tìm hiểu ý nghĩa của tranh chữ bạn nhé !
Xem thêm : phong tục thờ tranh chữ
Ý nghĩa chữ Phúc
Chữ Phúc tiêu biểu cho may mắn sung sướng, thường dùng trong từ ngữ hạnh phúc. Người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc, mà ngày nay người ta còn thấy nhiều trong vật tranh trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục.
Từ đời nhà Minh (1368-1644), người ta thường khắc trên cánh cửa chính một chữ phúc lớn như để đón hạnh phúc tới nhà, đúng như lời cầu mong của người Trung Quốc, Phúc tinh cao chiếu, nghĩa là soa phúc từng cao tới nhà. Đa phúc đa thọ nghĩa là may nhiều tuổi thọ, thường dùng để chúc nhau. Ngoài hình con giơi tượng trưng cho chữ phúc, người ta còn dùng trái phật thủ hay tranh ảnh vị phúc thần và môn thần dán trên cánh cửa hay khắc mặt cửa vào đình chùa dinh thự.
Ngày tết nguyên đán, người Trung Quốc có tục treo thuận hoặc treo ngược chữ Phúc ở trên cửa. Có hai truyện truyền kỳ giải thích truyện này. Truyện thứ nhất là truyện từ đời nhà Minh (1368-1644) về chữ phúc viết thuận. Một hôm Minh Thái Tổ, Chu Nguyên Chương vi hành tới một thị trấn nhỏ. Nhà vua thấy một đám đông người cười rỡn bên một bức hoạ. Tới gần, nhà vua thấy đó là một bức vẽ một bà già có bàn chân lớn quá khổ, tay ôm một trái dưa hấu.Nhà vua nhận ra bà già này chính là hoàng hậu. Nổi giận, nhà vua sai quân hầu theo dõi từng người trong đám người hỗn sược này về tận nhà, và viết chữ phúc trên cửa, để ngày mai nhà vua sẻ phái quân tới bắt. Trở về hoàng cung, nhà vùa kể lại truyện này cho hoàng hậu. Sáng mai quan quân tới sau, không còn cách nào nhận ra được những ai là kẻ bị nhà vua cho lệnh tới bắt. Từ đó người ta tin rằng chữ phúc, viết có thể làm bùa hộ mệnh cho mọi người.
Ý nghĩa chữ Lộc
LỘC trong chữ “bổng lộc”: theo ý nghĩa từ thời phong kiến: Lộc nghĩa là của cải, vật chất được ban tặng, ban phát của vua dành cho các quan, dân chúng hoặc ngược lại, Lộc có ý nghĩa mang đến sự may mắn, chúc phúc tốt lành cho người được tặng.
Theo sự phát triển của xã hội hiện đại, Lộc còn bao hàm nghĩa may mắn, chúc phúc tốt lành. Thế nên, mỗi độ xuân sang, vào những ngày đầu năm mới, người người thường đi hái lộc với hi vọng tiền tài, may mắn…sẽ đến với bản thân và người thân trong suốt cả năm.
Ý nghĩa chữ thọ
Chữ Thọ không chỉ tượng trưng cho sự trường thọ, biểu tượng này còn có khả năng bảo vệ bạn khỏi những tai nạn bất ngờ. Đồng thời, nó còn tạo ra năng lượng, giúp bạn luôn có sức khỏe tốt.
Thời xưa, chữ Thọ xuất hiện nhiều trong kiến trúc như cung điện, tư gia của các bậc vương giả và cả ngôi nhà của người dân thường. Nó được xem là biểu tượng có tác dụng tăng cường năng lượng cho ngôi nhà, đồng thời giúp người sống trong nhà được bảo vệ.
Theo Kinh Thi, ban đầu chữ Thọ là lời chúc tụng cho sự nghiệp của các bậc vua chúa nhưng về sau đã chuyển thành lời chúc muôn người.
Trong kiến trúc và trang trí nội thất, chữ Thọ được xử lý cách điệu qua các hình dạng vuông hoặc tròn với những đường thẳng, cong, khỏe mạnh, cân xứng. Điều này đã mang lại tính thẩm mỹ rất cao, đặc biệt là khi được phóng to trên các bức tường hoặc cửa sổ. Đối với chất liệu đồng hay gỗ, qua nghệ thuật điêu khắc những chữ Thọ uốn lượn cầu kỳ theo mô tuýp trang trí vân mây, hoa lá… trở nên rất đẹp mắt.
Không chỉ tượng trưng cho sự trường thọ, biểu tượng này còn có khả năng tạo ra năng lượng, giúp bạn luôn có sức khỏe tốt.
Ý nghĩa của chữ nhẫn
Nhẫn là độ lượng, khoan dung, nhận đúng bản chất mà kiên tâm nhẫn nại,...Nhẫn, chính là thể hiện bản lĩnh của con người.
Khổng tử xưa đã nói: "Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu" (Việc nhỏ mà không nhẫn được, thì việc lớn ắt sẽ hỏng).
Nếu bạn không biết giữ được cho mình một chữ nhẫn, lúc nào đầu óc bạn cũng căng ra, chảo lửa, bạn có thể phản ứng ngay tức khắc các vấn đề vừa xảy ra một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ,...
Gặp chuyện khó chịu, không may, tức khắc lửa nổi lên, nếu nhẹ thì chỉ bộc lộ ra sắc mặt, hành động nóng nảy, nhưng nặng và đáng sợ hơn nữa, đó là để chất chứa trong lòng. Nhẫn được chính là vàng.
Nhẫn là đặc trưng của nền văn minh Đông Á, trở thành quy tắc ứng xử từ gia đình đến xã hội. Việt Nam là nước có nền văn hoá nông nghiệp với đặc điểm trọng tình khiến người Việt Nam lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử. Do đó, người Việt Nam luôn chủ trương nhường nhịn để giữ được thuận hoà. Cũng bởi vậy mà chữ Nhẫn có một ý nghĩa, vị trí rất quan trọng trong nếp sống của người Việt. Một gia đình có êm ấm, hoà thuận hay không phần lớn là do sự nhẫn nhịn quyết định.
Cái gốc trăm nết
Nết nhẫn nhịn là cao
Cha con nhẫn nhịn nhau
Vẹn tròn đạo lý
Vợ chồng nhẫn nhịn nhau
Con cái khỏi bơ vơ
Anh em nhẫn nhịn nhau
Trong nhà thường êm ấm
Bạn bè nhẫn nhịn nhau
Tình nghĩa chẳng phai mờ...
Một gia đình có nhiều nhân khẩu cùng chung sống dưới một mái nhà, nếu không có được sự nhẫn nhịn thì khó mà hoà hợp được. Đạo lý ấy cũng đúng trong một đất nước.
Người có thể nhẫn nhịn nhau vì gia đình như vậy thì cũng có thể biết cách nhẫn nhịn, ứng xử khéo léo ngoài xã hội. Nhẫn nhịn chính là cái cột chống đỡ cho tinh thần đua tranh. Nếu lúc nào cũng nghĩ đến sự nhẫn nhịn thì thắng không kiêu, bại không nản, có thể tiến, có thể lui theo ý muốn của mình.
Ý nghĩa của chữ Tâm
" Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"
"Tâm" được xem là một trong những phạm trù quan trọng, cơ bản của Phật giáo. Có thể khái quát thành 6 cấp độ về "Tâm" Phật giáo như sau:
1. "Tâm" là trái tim bằng xương, bằng thịt (Phật giáo không để ý đến nghĩa này);
2. "Tâm" là thức và theo nghĩa đó, nó chính là ý thông thường của con người;
3. Không chỉ là ý thức, "Tâm" còn là toàn bộ thế giới bên trong, cái chủ quan, tâm hồn, tình cảm, ý đồ, tinh thần, tâm lý. "Tâm" không chỉ là lý mà còn là tình. Cái "Tâm" này chính là "manas";
4. Ở góc độ "Tâm" là thức thứ tám, thì nó bao gồm cả tiềm thức,
5. "Tâm" còn là tổng hợp của tất cả cái "Tâm" theo nghĩa thứ hai, thứ ba, thứ tư;
6. Trong phật giáo, "Tâm" còn là bản thể vũ trụ, đó chính tâm thể, chân tâm.
Khi vào Việt Nam, hầu hết nghĩa của chữ "Tâm" vẫn được giữ lại. Vốn có cảm tình và ưa chuộng đạo Phật, nên người Việt Nam rất đề cao chữ "Tâm".
Không phải ngẫu nhiên trong cuộc sống, người ta luôn khuyên nhau, hay câu cửa miệng của mọi người khi thấy người khác lo lắng thì nói hãy "Yên tâm", "an tâm".
Ý nghĩa chữ Đức
Chữ Đức được mọi người nhắc đến thường xuyên trong cuộc sống, trong sự dạy dỗ con cái khuyên răn con người sống cho phải đạo. Vậy chữ đức này mang ý nghĩa gì?
Chữ Đức mang ý nghĩa rất lớn quan trọng trong cuộc đời con người.
Trong kinh dịch việc xem tu dưỡng "Đức" còn quan trọng hơn nuôi dưỡng hình hài, vì thế mới nói " Dữ thiên đông Đức" có nghĩa Đức có giá trị ngang bằng với trời.
Trang tử trong Nam Hoa Kinh nói " Đức sung y nội, nhĩ nhân hoá ư ngoại, tự nhiên cảm hoá, bất đắc giáo ngôn giả dã. " Có nghĩa Đức mà đầy đủ bên trong thì tự nhiên ứng hiện ra ngoài, thiên hạ nhờ đó mà tự hoá, đâu cần phải dùng ngôn ngữ lời nói để giáo hoá.
Ý nghĩa chữ Hiếu
Theo Phật Quang Đại Từ Điển quyển 2, trang 2137: Hiếu có nghĩa là hết lòng thành kính và phụng dưỡng cha mẹ. Những ai siêng năng tu tập hiếu dưỡng cha mẹ thì phước báu bằng với phước cúng dường chư Phật. Nếu cung cấp tứ vật dụng cho cha mẹ thì là hiếu thế gian, còn đem Phật pháp hướng dẫn cha mẹ là hiếu xuất thế gian.
Hiếu gồm 4 phương diện:
a. Hiếu dưỡng:
Nghĩa là cung kính dưỡng nuôi, không để cha mẹ thiếu thốn một món gì từ thức ăn, vật uống, chỗ ở cho đến thuốc thang khi già yếu. Nếu Phật tử biết cúng dường Tam Bảo và hiện tiền Tăng về tứ vật dụng, ủng hộ chư Tăng xuất gia hành đạo thì cũng phải biết cúng dường tứ vật dụng đến cha mẹ mình.
b. Hiếu tâm
Báo hiếu cho cha mẹ là trách nhiệm và bổn phận của người con. Tuy nhiên, không ít trường hợp người con báo hiếu cha mẹ không thật lòng. Cho nên, báo hiếu phải xuất phát từ tấm lòng yêu kính cha mẹ, một lòng mong muốn cha mẹ được an vui, hạnh phúc bằng sự báo hiếu của mình gọi là hiếu tâm.
c. Hiếu hạnh
Nghĩa là báo hiếu như một nếp sống đạo đức cần thực hành và truyền thừa lại cho con cháu. Thường có câu rằng: Hiếu hạnh vi Phật hạnh, nghĩa là báo hiếu là việc làm của người giác ngộ. Vì vậy, những người có trí tuệ và đạo đức phải xem việc báo hiếu là một lẽ sống của đời mình.
d. Hiếu đạo
Mang nghĩa rằng báo hiếu là một đạo lý làm người.
Cổ đức dạy rằng: Mộc bổn thủy nguyên.
Tạm dịch:
Cây có cội mới trổ cành sanh ngọn
Nước có nguồn mới bủa khắp rạch sông.
Con người ở đời nhờ ơn cha mẹ mà lớn lên, cho nên đạo lý sống là phải biết đền trả ơn đức sinh thành đó. Đây là đạo lý nền tảng cho mọi hành vi đạo đức ở đời.
Ý nghĩa của chữ Vạn
Chữ VẠN tượng trưng cho chân lý, và chân lý này chỉ có một. Nhưng tùy theo vị trí đứng nhìn mà thấy chân lý theo kiểu này, mang hình thức này; nếu đứng ở vị trí khác nhìn chân lý thì thấy chân lý theo kiểu khác với hình thức khác. Đừng nên nghĩ rằng, nếu chữ VẠN quay theo chiều nào đó thì nó tiêu hủy công đức. Cái công đức của ta, chỉ có những việc làm sai trái của ta mới tiêu hủy được. Ngoài ra không có điều gì bên ngoài khác mà thiêu hủy được công đức của ta. Chúng ta cứ để mặc cho chữ VẠN quay tự do theo chiều quay của nó mà không cần bàn cãi. Chúng ta chỉ cần cố gắng lo làm tròn nghĩa vụ của mình, lập công bồi đức càng nhiều càng tốt.
Tóm lại, đúng theo như lời một vị cao tăng đã nói: “Trong Phật giáo, không luận là xoay sang hữu hay xoay sang tả, chữ VẠN luôn tượng trưng cho lòng từ bi và trí tuệ quang minh của đức Phật. Xoay vòng tượng trưng cho Phật lực vận tác vô cùng, không ngừng, không nghỉ, cứu độ vô lượng chúng sinh trong mười phương. Cho nên không cần phải chấp nhặt, thắc mắc hình chữ VẠN nên xoay qua phải hay qua trái”.
Dưới thời Pháp thuộc Bác sỹ Tâm Minh Lê Đình Thám, một vị cư sĩ nổi danh thời trước, khi xây dựng chùa Từ Đàm có trạm hình chữ VẠN 卐 chân không trên cửa ra vào. Khi bị nhà cầm quyền Pháp cho rằng đây là hình chữ của Đức quốc Xã nên phải đổi theo phía tả 卍. Ai dè khi vào trong chùa ngó ra lại thấy chữ VẠN quay về phía hữu như trước 卐.
Tại chùa Linh Sơn thành phố Đà Lạt, Việt Nam, nếu các phật tử đi từ ngoài đường phố vào viếng chùa, leo lên từng bực thang, ngẩng nhìn lên tượng Phật Bà Quan Âm, thì sẽ nhìn thấy hình ảnh chữ VẠN 卐 mẫu (A) ở hai bên như trong bức ảnh dưới đây:
Nhưng nếu sau khi vào trong chánh điện lễ Phật xong lúc trở ra đi về mà ngó lên thì sẽ thấy hình ảnh chữ VẠN bị xoay ngược lại như sau 卍 theo mẫu (B).
Như thế hình chữ VẠN quay theo chiều 卐 (mẫu A) hay quay theo chiều 卍 (mẫu B) thì đó chỉ là hai cái nhìn khi đứng ở hai vị trí trước mặt hay sau lưng của cùng một chữ VẠN mà thôi.
Một ký hiệu chỉ đơn thuần là một ký hiệu. Chính cái dụng ý, cái tâm của con người khiến nó khác biệt. Tương tự như một lưỡi dao trong tay vị y sĩ thời là dụng cụ giải phẫu để cứu được sinh mạng. Nếu nằm trong tay một kẻ gian ác thời có thể trở thành một hung khí giết người của kẻ phạm tội.
- Bí quyết chọn tranh đồng mừng thọ sao cho phù hợp nhất
- Cách chọn mua Bộ Ngũ Sự bằng đồng chất lượng tốt
- Cách chọn mua bộ tam sự bằng đồng chất lượng tốt
- Nên mua đỉnh đồng thờ cúng vào dịp cuối năm không?
- Tìm hiểu địa chỉ mua đồ đồng Đại Bái uy tín tại Hà Nội
- Bát hương và cách sử dụng bát hương
- Phong tục thờ tranh chữ
- Bộ đồ thờ tam sự trong tín ngưỡng thờ cúng
- Cách treo tranh tứ quý
- Ý nghĩa chữ phúc dán ngược