Truyền thuyết về Tỳ Hưu - Con của Rồng
Nguồn gốc của Tỳ Hưu
Truyền thuyết về Tỳ Hưu được xuất phát từ chin loại con của Rồng. Rồng sinh ra chín con, là chín loài thần thú nhưng không phải là rồng. Chín loài ấy, có 2 thuyết khác nhau, với thứ tự cũng khác nhau:
Thuyết 1: Tỳ hưu – Nhai xế – Trào phong – Bồ lao – Toan nghê – Bí hí – Bệ ngạn – Phụ hí – Si vẫn.
Thuyết 2: Bí hí – Si vẫn – Bồ lao – Bệ ngạn – Thao thiết – Công phúc – Nhai xế – Toan nghê – Tiêu đồ
Truyền thuyết về Tỳ Hưu – con vật linh thiêng
Tỳ Hưu là một loài thú hoang hung mãnh trong sách cổ. cũng theo sách cổ thì loài bảo thú này có phân biệt đực cái, nhưng đến thời nay thì không còn phân biệt nữa. Trước kia người ta chia ra thành 2 loại một sừng gọi là Thiên Lộc, và hai sừng gọi là Tịch Tà. Sau đó cũng không còn phân biệt nữa, bây giờ tạo dáng Tỳ Hưu đa số chọn tạo hình 1 sừng làm chủ đạo. Ở miền bắc TQ người ta thích gọi loài bảo thú này là Tịch Tà,còn ở miền nam người ta thích gọi là Tỳ Hưu. Thiên Lộc cúng là tên gọi của Tỳ Hưu nhưng người ta rất ít dùng, còn có người gọi Tỳ Hưu là Quái Thú hay Tứ Bất Tượng. Thức ăn của Tỳ Hưu là vàng bạc châu báu, nạp tiền tài bốn phương. Theo truyền thống thì người TQ có tập tục bày Tỳ Hưu, cũng giống như Long Sư Tỳ Hưu có tác dụng xua đuổi tà khí, đem lại may mắn hạnh phúc cho chủ nhân.
Người xưa dùng để gọi cho loài Gấu mèo lớn, Sư Tử đá mà chúng ta thấy ngày nay có thể là Tỳ Hưu.
tác dụng của Tỳ Hưu và kỳ lân có nhiều điểm không giống nhau. Kỳ lân là loài nhân thú, còn Tỳ Hưu là loài bảo thú rất hung mãnh có khả năng trấn trạch tịch tà và hộ tâm cho chủ nhân đặc biệt mạnh.
1, có tác dụng trấn trạch tịch tà, đặt Tỳ Hưu đồng trong nhà có thể làm cho gia vận chuyển biến tốt, tăng cường vận tốt, xua đuổi tà khí, có công hiệu trấn trạch, trở thành thần bảo hộ trong gia đình, giúp hợp gia bình an.
2, có tác dụng vượng tài, ổn tài ( tiền tài ổn định và thịnh vượng ) cho nên những người làm ăn buôn bán đặt Tỳ Hưu đồng trong nhà hoặc trong cửa hàng rất tốt.
3, có tác dụng hoá giải ngũ hoàng đại sát. Dùng Tỳ Hưu đồng để hoá sát, trấn trạch và vượng tài, nhất là trong phương diện tài vận tỳ hưu có tác dụng rõ rệt.
nguồn gốc tỳ hưu:Tỳ hưu còn có tên gọi khác là Thiên Lộc, Tịch Tà, Bách giải tổng cộng 4 tên, là một loại thần thú trong truyền thuyết cổ đại TQ, đầu Rồng, thân Ngựa, chân Lân, hình dáng giống Sư tử, lông màu trắng tro, biết bay. Tỳ Hưu hung mãnh uy võ, trên Thiên Đình nó làm công việc tuần tra thị sát, ngăn chặn yêu ma quỷ quái nhiễu loạn Thiên Đình. Tỳ Hưu có mồm nhưng không có hậu môn, có thể nuốt vạn vật nhưng không thải. Có khả năng chiêu tài tiến bảo, tiền tài chỉ có vào nhưng không có ra, thần kỳ khác thường vì thế rất nhiều người deo ngọc bội Tỳ Hưu.
Theo truyền thuyết Tỳ Hưu là đứa con thứ chín của Long Vương, thức ăn của nó là kim ngân châu báu, vì thế toàn thân nó toát lên bảo khí một cách tự nhiên. Đem Tỳ Hưu ra so sánh với các con vật cát tường khác như Cóc vàng thì Tỳ Hưu luôn đứng đầu, vì thế nó rất được Ngọc Hoàng ưa chuộng. Nhưng ăn nhiều thì nặng bụng, cho nên có một lần vì không nhịn được nó đã đi bậy trên Thiên Đình khiến Ngọc Hoàng Đại Đế rất tức giận và cho một tát vào mông khiến cho hậu môn bị bịt kín luôn, từ đó kim ngân châu báu chỉ có thể vào mà không thể ra. Sau khi điển cố đó được truyền đi, Tỳ Hưu được xem như con vật chiêu tài tiến bảo cát tường.
Tỳ Hưu cũng có phân biệt đực cái, con đực tượng trưng cho tài vận ( vận tiền tài ), con cái tượng trưng cho tài khố ( kho tiền ), có tiền thì phải có kho mới giữ được. Vì thế mua Tỳ Hưu người ta mua 1 lần một cặp mới thực sự là chiêu tài tiến bảo. nhưng nếu đeo trên người tốt nhất đeo 1 con để tránh 2 con đánh nhau. Bên trên chỉ là truyền thuyêt để mọi người tham khảo !
ĐẦU TỲ HƯU
Tỳ Hưu là loài vật thích ngủ, mỗi ngày tốt nhất là cầm Tỳ Hưu xoa xoa chơi 1 lúc giống như gọi nó dậy, làm như thế tài vận ( vận tiền tài, vận may )mới theo đến.
Theo sách cổ ghi chép Tỳ hưu là một trong năm bảo thú ( trong đó có Long, Lân, Quy, Phượng và Tỳ Hưu) được xung là chiêu tài thần thú. Cũng theo truền thuyết thì Tỳ Hưu từng có công giúp ĐAN HOÀNG NHỊ ĐẾ thắng trận và được xưng là thiên lộc thú với nghĩa là phúc lộc trời ban cho. Tỳ Hưu còn là tượng trưng cho hoàng thất, là vật hộ tài của hoàng thất và được xưng là đế bảo. Cũng vì nó chuyên ăn mãnh thú tà linh mà người xưa gọi là Tịch Tà, các nhà phong thuỷ cổ đại TQ nhận định rằng Tỳ Hưu là con vật cát tường có thể chuyển hoạ thành phúc.
Tỳ Hưu có 26 loại tạo dáng, bảy bảy bốn mươi chín hoá thân, miệng lớn mông to, không có hậu môn, chỉ ăn không ỉa, tượng trưng hút tiền tài khắp nơi, tiền chỉ có vào không có ra, đồng thời có thể trấn trạch tịch tà, giúp chủ nhân giử chắc tiền trong tay.
Các vị thánh hiền xưa cho rằng mệnh là do trời định, nhưng vận trình có thể thay đổi, trong đân gian có câu: ” xoa đầu Tỳ Hưu một cái vận trình thịnh vượng, xoa tiếp một cái tài vận cuồn cuộn, xoa Tỳ Hưu 3 cái bình bộ thanh vân.
HaI con vật đặt trước cửa ngân hàng mà người ta hay gọi là Sư Tử thực chất là Tỳ Hưu.
- Bí quyết chọn tranh đồng mừng thọ sao cho phù hợp nhất
- Cách chọn mua Bộ Ngũ Sự bằng đồng chất lượng tốt
- Cách chọn mua bộ tam sự bằng đồng chất lượng tốt
- Nên mua đỉnh đồng thờ cúng vào dịp cuối năm không?
- Tìm hiểu địa chỉ mua đồ đồng Đại Bái uy tín tại Hà Nội
- Ý nghĩa của Mã đáo thành công và bức tranh Bát mã
- Các loại chuông, khánh và công dụng
- Sự mầu nhiệm của chuông đồng, khánh đồng
- Nguồn gốc, quy luật của câu đối, những câu đối hay
- Ý nghĩa của biểu tượng đồ án hoa văn Bát Tiên