Đúc chuông đồng có nên bỏ vàng không?
Trong các lễ đúc chuông tại chùa nhiều phật tử phát tâm bỏ vàng vào miệng chuông lúc rót đồng vào khuân? Việc cho vàng vào nước đồng có tác dụng gì? Có nên hay không?
Một buổi lễ đúc đại hồng chung: Ảnh: Báo Bình Phước
Ngề đúc chuông đồng theo các nghệ nhân nổi tiếng thì có 2 yếu tố chính không được phép sai lầm để tạo nên một quả chuông ngân vang rền như tiếng sấm.
Thứ nhất về kỹ thuật lấy tiếng: Tiếng chuông phải chuẩn khi thỉnh bằng vồ (đối với Đại Hồng Chung- Chuông Nam) hoặc thỉnh bằng dây kéo ( Chuông nhà thờ - chuông Tây). Âm thanh khi đánh phải trong, ngân vang từng hồi tưởng chừng như không dứt. Đây gọi là kỹ thuật lấy "Thanh"
Thứ 2 về kỹ thuật tạo hình , họa tiết hoa văn: Hay còn gọi là " Sắc" , hoa văn chuông tượng chưng cho nhiều ý nghĩa tâm linh nơi cửa chùa.
Đúc chuông đồng đòi hỏi phải hoàn hảo cả "Thanh" và "Sắc", phần "Sắc" còn có thể sửa nguội được chứ phần "Thanh" một khi đã hỏng không được trong, không ngân vang tới khắp mười phương là phải bỏ đi đúc lại.
Khi tổ chức lễ đúc chuông tại chùa nếu tiếng chuông càng vang xa , nhà chùa, thánh đường được tôn vinh thì đó chính là niềm tự hào của con chiên, phật tử. Chính vì vậy mà nhiều phật tử phát tâm muốn bỏ vàng vào với mong muốn âm thanh của chuông sẽ vang xa hơn, vang vọng khắp làng xã, và vang tới cả khách thập phương.
Từ những mong muốn đó, dần dần việc bỏ vàng vào chuông được nhiều người truyền tụng thành thông lệ. Về sau này nhiều người khi tham dự lễ đúc nảy sinh thắc mắc là có nên cho vàng hay không?
Bỏ vàng vào chuông khi đúc là ước muốn tâm linh chứ không liên quan đến việc lấy tiếng.
Nhiều ý kiến cho rằng việc bỏ vàng vào là lãng phí, có nhiều phật tử không thực sự hiểu lại giải thích bỏ vàng vào cho chuông kêu hơn. Nhưng chúng tôi xin xác nhận rằng chuông kêu hay không không phụ thuộc vào số vàng phật tử bỏ vào mà phụ thuộc vào kỹ thuật của người nghệ nhân đúc đồng.
Đứng ở góc độ người phật tử, một người tu hành thì tứ đại giai không, vật chất là vật ngoài thân, nên nếu có vàng mà muốn bỏ vào chuông với mong muốn cầu nguyện thì cũng không có gì là lãng phí. Nhưng nếu đứng ở góc độ người thường, dựa trên thước đo giá trị kinh tế thì việc bỏ vàng vào chuông là lãng phí. Đó chính là câu trả lời cho câu hỏi: Đúc chuông đồng có nên cho vàng không?
Quý vị có thể tham khảo cơ sở đúc chuông đồng Đại Bái của chúng tôi
- Bí quyết chọn tranh đồng mừng thọ sao cho phù hợp nhất
- Cách chọn mua Bộ Ngũ Sự bằng đồng chất lượng tốt
- Cách chọn mua bộ tam sự bằng đồng chất lượng tốt
- Nên mua đỉnh đồng thờ cúng vào dịp cuối năm không?
- Tìm hiểu địa chỉ mua đồ đồng Đại Bái uy tín tại Hà Nội
- Cách chọn mua đồ thờ bằng đồng Nam Định tốt nhất
- Ý nghĩa trưng bày tượng gà đồng theo phong thủy
- Những mẫu tượng đồng phong thủy nên đặt trong nhà để trấn trạch, cầu may
- Giải đáp thắc mắc -Tại sao lại thờ tượng đồng Trần Quốc Tuấn?
- Tượng đồng Quan Công nên đặt ở đâu trong nhà?